Tin sản phẩm

Quy trình sản xuất nội thất sơn PU

        Sơn PU được dùng rộng rãi trong thiết kế nội thất và nhiều lĩnh vực khác. Bạn đã thực sự hiểu về thành phần, cấu tạo của loại sơn này chưa? Nội thất Alpha sẽ giúp bạn khám phá những thứ cần thiết một cách chính xác nhất.

        Là chất liệu sơn được dùng phổ biến đa dạng lĩnh vực, đặc biệt trong chế tác nội thất, sơn PU giúp tạo nên những món đồ nội thất đẹp và bảo quản dễ dàng hơn. Để pha và sử dụng loại sơn tốt nhất, cần hiểu rõ về thành phần cấu tạo, ưu nhược điểm tương tự các loại sơn cơ bản.

Tìm hiểu về sơn PU

        Sơn PU là tên viết tắt của một loại polyme có tên đầy đủ bằng tiếng anh là polyurethane, chất này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như nội thất, xây dựng,… theo kỹ thuật đặc biệt để phủ bề mặt sản phẩm, công trình. Sơn PU được sử dụng nhiều trong thiết kế và thi công.

        Theo tiêu chuẩn, người thợ cần có kiến ​​thức về các đặc tính hóa học của sơn, bao gồm:

        - Chất kết dính: polyols (hoặc polyisocyanate) biến tính với các nhóm isocyanate. Tính chất này có trong các loại sơn một thành phần. Đặc biệt đối với sơn hai thành phần, polyeste hay polyols là chất kết dính.

        - Chất làm cứng: Nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như polyisocyanate, MDI,…

        - Chất tạo màu: Các thành phần sơn không  được có độ ẩm cao và không được phản ứng với nhóm isocyanate. Phản ứng xảy ra có thể làm thay đổi tính chất của sơn.

nội thất

        - Hệ dung môi: Dung môi dùng để pha loãng các thành phần sơn. Hiện nay có hai loại PU chính là xốp và cứng.

        - PU dạng cứng được dùng để pha sơn để đánh bóng gỗ, bảo quản bề mặt gỗ và giúp sản phẩm bền và đẹp hơn.

        - PU dạng xốp được dùng để sản xuất đệm mút dùng để sản xuất ghế cao cấp, ghế ô tô, vật liệu cách nhiệt, cách âm, v.v.

        Về cơ bản có hai cách, pha sơn đánh bóng cũng cần chú ý đến tỷ lệ và thành phần cụ thể, người thợ sơn phải am hiểu về loại vật liệu này, cũng như đặc tính của từng loại gỗ mới được sản xuất ra sản phẩm chất lượng tốt nhất.

⇒>> Xem thêm về nội thất phòng ngủ

Cấu tạo lớp sơn PU trên nội thất

        Bao gồm: sơn bóng, sơn màu và lớp sơn lót.

        – Sơn bóng chính là lớp sơn ngoài cùng có tác dụng giúp cho bề mặt của vật liệu nổi bật và bóng mượt. Ngoài ra, lớp sơn này còn chống mối mọt và kháng nước để giúp sản phẩm bền hơn.

        – Sơn màu chính là lớp sơn được phủ ngoài giúp nổi bật màu sắc gỗ. Lớp sơn này có thể nhiều hoặc ít theo nhu cầu và thường được lựa chọn theo màu gỗ. Một số sản phẩm sở hữu lớp sơn màu khá ít mục đích làm nổi bật vân gỗ tự nhiên.

        – Sơn lót chính là lớp sơn phủ lên bề mặt của gỗ trước khi thực hiện những bước trên, mục đích che khuyết điểm và làm phẳng các chỗ lõm giúp bề mặt giúp sản phẩm trở nên đẹp, ăn màu và bóng.

Quy trình sản xuất sản phẩm nội thất sơn PU

        Bước 1:  Tiến hành xử lý về bề mặt của gỗ bằng cách mài để làm mịn vụn gỗ, xơ gỗ còn sót lại sau khi được cắt gọt. Một số loại gỗ thì phải bả bột giúp làm đẹp và nhẵn bề mặt.

        Bước 2: Pha sơn theo một tỷ lệ cần thiết và bắt đầu tiến hành sơn lót lần 1. Bước này mục đích làm lấp đầy tim gỗ và làm nền cho những bước tiếp theo.

nội thất

        Bước 3: Chà nhám bề mặt gỗ sau khi sơn lót lần 1 nhằm đảm bảo sản phẩm hoàn hảo nhất. Tiếp tục sơn lót lần 2 nếu như cần thiết.

        Bước 4: Phun màu trên toàn bộ bề mặt gỗ tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm.

        Bước 5: Sau khi lớp sơn màu đã khô, phun bóng bề mặt gỗ để tạo độ bóng đẹp kết hợp bảo vệ bề mặt sản phẩm khỏi mối mọt, nấm mốc.

        Bước 6: Bảo quản kỹ lưỡng sản phẩm khi giao hàng và trong thời gian sử dụng.

⇒>> Nhận thiết kế, thi công nội thất sơn PU đẹp, giá rẻ

Liên hệ ngay để được tư vấn

Hotline: 0936.339.882 - 0963.419.977

Địa chỉ: TT04-06, Khu liền kề HD Mon, Hàm Nghi, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, HN

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyên
Hotline
0936390882
0963 419977
Chat với nội thất alpha